Tất tần tật về phương pháp độn cằm bằng fillers (chất làm đầy)

  22/02/2021       1866

Chất làm đầy (Fillers) được tiêm trực tiếp vào cằm có thể giúp định hình cằm và thay đổi diện mạo khuôn mặt của bạn. Nó có thể giúp nâng đỡ cằm lẹm, vùng cằm chảy xệ và tạo cho bạn một vẻ ngoài với đường nét gương mặt cân đối, trẻ trung hơn và thời thượng hơn.

Tuy nhiên không phải tất cả các chất làm đầy đều an toàn và người thực hiện quy trình tiêm được đào tạo bài bản có có chứng chỉ hành nghề. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ những gì mà chất làm đầy có thể làm hoặc không thể làm. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm địa chỉ uy tín cũng như bác sĩ chuyên khoa được chứng nhận là điều đặc biệt quan trọng để tránh bất kỳ rủi ro hay biến chứng nào có thể xảy ra.

Trước hết bạn cần biết chất làm đầy (fillers) là gì?

Theo tạp chí Y khoa Medicalnewstoday cho biết, chất làm đầy da, đôi khi được gọi là chất làm đầy mô mềm, là những chất được thiết kế để tiêm vào bên dưới bề mặt da để tăng thêm thể tích và đầy đặn. Các chất được sử dụng trong chất làm đầy da bao gồm:

  • Canxi hydroxylapatite, là một hợp chất giống như khoáng chất được tìm thấy trong xương.
  • Axit hyaluronic, được tìm thấy trong một số chất lỏng và mô trong cơ thể giúp tăng độ căng mọng cho da.
  • Polyalkylimide, một loại gel trong suốt, tương thích với cơ thể.
  • Axit polylactic, kích thích da tạo ra nhiều collagen.
  • Polymethyl-methacrylate microspheres (PMMA), một chất làm đầy bán vĩnh viễn

Mỗi loại trong số này được thiết kế để điều trị các dấu hiệu lão hóa khác nhau hoặc các vấn đề thẩm mỹ khác nhau. Thời gian chúng phát huy tác dụng cũng như thời gian tồn tại của chúng cũng khác nhau. Một số chất làm đầy kéo dài 6 tháng, trong khi những chất làm đầy khác kéo dài đến 2 năm hoặc lâu hơn.

Fillers Hyaluronic Acid thường được tiêm bổ sung các vị trí khuyết và thiếu hụt thể tích trên da

Nâng cằm không phẫu thuật bằng tiêm Filler là gì?

Nâng cằm không phẫu thuật bao gồm việc sử dụng chất làm đầy qua da để định hình lại và tạo đường nét cho cằm. Chất làm đầy da được tiêm vào vùng cằm với mục đích làm dài cằm, thêm thể tích cho cằm lẹm hoặc cằm thiếu hụt để có được vẻ tự nhiên và thẩm mỹ mà không cần phải phẫu thuật nâng cằm hoặc gọt mặt quá nhiều

Tôi có phù hợp để độn cằm bằng chất làm đầy (filler) không?

Những bệnh nhân đang muốn cải thiện kích thước hoặc hình dáng cằm có thể phù hợp với phương pháp tạo hình cằm không phẫu thuật hoặc độn cằm.

Những người có cằm yếu có thể tiêm chất làm đầy qua da vào khu vực này để giúp định hình lại cằm và đường viền hàm mà không gây đau đớn, rủi ro hoặc phục hồi như độn cằm hoặc phẫu thuật tái tạo cằm.

Cách tốt nhất để xác định xem bạn có thích hợp để độn cằm bằng chất làm đầy hay không là bạn nên được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn có cằm lẹm, cằm thiếu hụt, fillers có thể phù hợp với bạn

Chất làm đầy nào tốt nhất cho cằm?

Không có chất làm đầy nào tốt hay không tốt để sử dụng cho cằm và nó sẽ phụ thuộc vào sở thích của bác sĩ thẩm mỹ của bạn và kết quả mà bệnh nhân muốn đạt được.

Thông thường có rất hiều lọi chất làm đầy da mà bác sĩ thẩm mỹ của bạn sẽ có thể thảo luận về chất làm đầy da nào tốt nhất để tạo hình cằm khi bạn tư vấn trước khi điều trị.

Chất làm đầy độn càm tồn tại được bao lâu?

Kết quả tiêm chất làm đầy hàm có thể nhìn thấy ngay lập tức. Kết quả có thể rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng qua quá trình theo dõi bệnh nhân và báo cáo của họ, chất làm đầy axit hyaluronic có thể tồn tại lâu nhất là 2 năm. Fillers Canxi hydroxylapatite có thể tồn tại đến 15 tháng.

Bất kể bạn sử dụng loại nào, bạn có thể bắt đầu thấy kết quả giảm dần sau 9 đến 12 tháng, đặc biệt nếu tiêm bổ sung không được thực hiện một cách thường xuyên.

Chất làm đầy độn cằm chỉ có kết quả tạm thời, và có thể tồn tại lâu nhất là 2 năm. Vì vậy bạn cần tiêm bổ sung để duy trì kết quả

Bạn có thể giúp duy trì tuổi thọ của chất làm đầy hàm bằng cách:

  • tránh tia UV và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng
  • dưỡng ẩm da thường xuyên
  • giữ nước cho da bằng cách uống nhiều nước
  • ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
  • giảm căng thẳng

Lợi ích của chất làm đầy cằm là gì?

  • Bổ sung và định hình cho cằm yếu hoặc cằm lẹm
  • Cải thiện tình trạng lão hóa chảy xệ vùng cằm - hàm
  • Cải thiện tỷ lệ khuôn mặt
  • Thời gian chết tối thiểu
  • Kết quả tự nhiên

Dermal Filler cũng có thể được sử dụng trong điều trị thiếu hụt thể tích trên gương mặt như hốc mắt, thái dương, môi, đường mũi miệng, đường miệng đến cằm, định hình xương má và thể tích má, mũi, đường cười và bàn tay.

Ngày nay những ca sĩ, diễn viên, những người nổi tiếng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều rất thích giải pháp tiêm fillers để làm đẹp cho cằm và các vị trí khác trên mặt và cơ thể. Liệu pháp điều trị bằng chất làm đầy cằm được thiết kế để phù hợp với những đặc điểm còn lại trên khuôn mặt bệnh nhân, tạo ra một phương pháp điều trị cá nhân hóa khá an toàn và ít biến chứng.

Bệnh nhân trước và sau tiêm fillers định hình cằm

Quy trình tiêm chất làm đầy độn cằm như thế nào?

Trước khi tiến hành tiêm chất làm đầy

Đây thường là những gì bạn có thể làm trước khi tiêm chất làm đầy hàm:

  • Hãy cho bác sĩ của bạn biết về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào bạn hiện đang sử dụng.
  • Ngừng dùng thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau không kê đơn hoặc các chất bổ sung như thảo dược, vitamin E, tỏi, nhân sâm và dầu hoa anh thảo...vv
  • Tránh uống rượu trong 1 hoặc 2 ngày trước khi tiêm chất làm đầy.
  • Ngừng sử dụng các phương pháp điều trị da tại chỗ có chứa axit glycolic, retinol hoặc retinoids vài ngày trước cuộc hẹn của bạn.
  • Không sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy lông nào, kể cả nhíp, trong thời gian này.
  • Uống và ăn uống bình thường trước khi điều trị, vì chất làm đầy độn cằm là một thủ thuật không phẫu thuật.

Trong quá trình làm thủ tục

Trước tiên bạn nên nhớ là không trang điểm hay áp dụng bất kỳ kem dưỡng da nào trên mặt trước khi tiến hành tiêm nhé.

Bước 1: Vùng cằm của bạn sẽ được gây tê

Bước 2: Sau khi ủ tê, một lượng nhỏ gel làm đầy sẽ được tiêm lên các vị trí chiến lược trên vùng cằm để làm đầy và định hình cằm.​ Bác sĩ của bạn sẽ đi chậm và liên tục đánh giá kết quả của mỗi lần tiêm trong quá trình tiêm.

Điều trị bằng chất làm đầy hàm mất khoảng 30 phút từ đầu đến cuối.

Sau thủ tục

Bạn có thể nhận thấy một số vết bầm tím hoặc sưng sau khi tiêm chất làm đầy hàm. Hãy hỏi bác sĩ của bạn cách khắc phục nếu cần thiết. Bạn cũng có thể chườm đá ngay sau khi điều trị và sau đó, nếu cần.

Độn cằm bằng chất làm đầy có đau không?

Bạn đã từng bị Ong chích hay bị chích thuốc ở mông chưa? Hãy thử tưởng tượng cảm giác đó và tiêm fillers độn cằm cảm giác cũng tương tự như vậy. Một số người rất nhạy cảm với cảm giác đau và có thể cảm thấy đau hơn những người khác. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, trước khi tiêm, vùng cần tiêm sẽ được ủ tê hoặc gây tê cục bộ khác để giảm cảm giác đau đến mức thấp nhất.

Nếu bạn vẫn còn sợ đau, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những lo lắng và cảm giác khó chịu mà bạn sẽ gặp phải. Một chuyên viên hay một bác sĩ được đào tạo và có kinh nghiệm, việc tiêm chất làm đầy sẽ không làm bạn đau đớn và rất nhẹ nhàng. Bạn có thể cảm thấy áp lực nhẹ hoặc cảm giác lạ sau mỗi lần tiêm, nhưng có thể không nhiều hơn thế.

Bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu ở chỗ tiêm sau khi kem tê hết tác dụng. Quá trình này sẽ không kéo dài quá 1 ngày. Trong trường hợp bạn cảm thấy đau dữ dội hoặc đau kéo dài hãy gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Tác dụng phụ hay rủi ro biến chứng của thủ tục độn cằm bằng chất làm đầy?

Các tác dụng phụ thường gặp từ chất làm đầy hàm bao gồm: khó chịu tạm thời, sưng tấy, đỏ, ngứa, nổi mụn trứng cá

Các tác dụng phụ ít gặp hơn có thể bao gồm: sự nhiễm trùng, hình thành nốt sần trên da, phản ứng viêm da (u hạt), cục da

Các biến chứng nghiêm trọng có thể bao gồm: chết mô do tắc nghẽn dòng máu, không đối xứng, sẹo, chấn thương mạch máu

Nhìn chung tiêm chất làm đầy độn cằm khá an toàn và các biến chứng nghiêm trọng từ chất làm đầy không phổ biến và rất hiếm.Nhưng điều quan trọng là bạn phải được điều trị bởi một chuyên gia y tế có kinh nghiệm để loại trừ khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng do tình cờ tiêm vào động mạch hoặc dây thần kinh trên khuôn mặt.

Hình ảnh bệnh nhân trước và sau độn cằm bằng fillers

Các lựa chọn khác có thể thay thế cho chất làm đầy độn cằm là gì?

Chất làm đầy độn cằm không dành cho tất cả mọi người. Dựa trên kết quả bạn hy vọng đạt được, các lựa chọn thay thế có thể bạn muốn xem xét bao gồm:

Tập thể dục và ăn kiêng. Các bài tập nhằm mục đích làm săn chắc đường viền hàm có thể có lợi cho những ai mong muốn có được vẻ ngoài rõ nét hơn. Nếu bạn có hai cằm do thừa cân, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể hữu ích.

Tiêm Botox. Không giống như chất làm đầy hàm, Botox có thể được sử dụng để làm thon gọn hoặc giảm hình dạng của hàm. Nó cũng có thể có lợi khi giúp giảm đau do TMJ (rối loạn khớp thái dương hàm).

Kybella hoặc Coolsculpting. Các sản phẩm này được sử dụng trong các thủ thuật được thiết kế để loại bỏ phần mỡ độn dưới cằm, nguyên nhân gây ra hình dáng hai cằm. Coolsculpting hoạt động bằng cách đóng băng và giết chết các tế bào mỡ. Kybella hoạt động bằng cách làm tan các tế bào mỡ.

Phẫu thuật cằm. Nếu bạn muốn có một kết quả lâu dài hơn, bạn có thể cân nhắc phẫu thuật gọt hàm - cằm.

Bạn có thể cân nhắc phẫu thuật gọt hàm để đạt được kết quả vĩnh viễn

Tim hiểu và lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh biến chứng

Độn cằm bằng chất làm đầy là một trong những phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều cơ sở bệnh viện thẩm mỹ cung cấp phương pháp điều trị nâng cằm bằng chất làm đầy da để điều trị cằm bằng cách kéo dài và làm dài vùng cằm, tăng thêm nét cho khuôn mặt và tăng thêm khối lượng để tạo ra khuôn mặt cân đối hơn.

Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi quyết định tiêm chất làm đầy để nâng cao cằm yếu cằm lẹm của mình, vì khả năng xảy ra nhiều biến chứng nếu thủ tục không được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và những nơi uy tín.

Nguồn tài liệu:

  1. Chin implants. (n.d.). https://www.americanboardcosmeticsurgery.org/procedure-learning-center/facial-procedures/chin-implants/
  2. Dermal fillers. (n.d.). https://www.plasticsurgery.org/cosmetic-procedures/dermal-fillers/fat-injections
  3. Feger, J. (2021). Derman filler injections. https://radiopaedia.org/articles/dermal-filler-injections-1
  4.  Injectable fillers guide. (n.d.). https://www.americanboardcosmeticsurgery.org/procedure-learning-center/non-surgical/injectable-fillers-guide/
  5.  Injectable calcium hydroxylapatite. (n.d.). https://www.asds.net/skin-experts/skin-treatments/injectables/injectable-calcium-hydroxylapatite

​​​​Lưu ý rằng việc tham khảo các nguồn tài liệu trực tuyến là một phần quan trọng của việc tìm hiểu thông tin kiến thức thẩm mỹ trước khi thực hiện. Tuy nhiên, việc tham khảo và thảo luận trực tiếp với Bác sĩ chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để cung cấp thông tin chi tiết và phù hợp với trường hợp cá nhân của bạn.

 

Bình luận bài viết